Thông tin về những mảnh đời bất hạnh cần trợ giúp tại bênh viện K - Tựu Liệt - Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội

Thông tin thêm về trường hợp của Sơn

Như tin trước chúng tôi đã đưa về trường hợp của bé Nguyễn Văn Thanh Sơn, bị dị tật bẩm sinh phần hậu môn và bộ phận sinh dục. Để tiện cho độc giả theo dõi và giúp đỡ, chúng tôi đã xác minh và tìm hiểu thêm thông tin về cháu. Xin cung cấp thêm để độc giả được rõ.

Bé Nguyễn Văn Thanh Sơn 19 tháng tuổi, nặng chưa đầy 8kg. Tình trạng sức khỏe hiện tại của Sơn không tốt. Do một phần của ruột bị lòi ra ngoài nên ăn không tiêu hóa được, thường xuyên bị ói. Phần ruột màu đỏ từ rốn ra đó bây giờ chính là nơi đưa phân ra ngòai (luôn phải dùng một bịch lylon để buộc vào để chứa phân chảy ra), cháu không kiểm soát được về vấn đề vệ sinh, do đó bố mẹ cháu phải thay nhau thay quần áo cho cháu khi cháu tiểu tiện hay đại tiện. Cháu thường thấy đau nếu đụng vào cái ruột đó, có khi cháu ngứa quá nên đã gãi và máu chảy ra nhiều. Cứ tối đến là cháu đau và khóc suốt nên thường xuyên bị nóng, sốt cao.
Lúc hai tháng tuổi, cháu đã được bệnh viện nhi đồng 1 phẫu thuật một lần, nhưng chua khỏi hẳn. Gia đình lại khó khăn nên không thể tiếp tục điều trị.
Chị Bình (mẹ Sơn) làm công nhân, chồng chị làm phụ hồ, công việc không ổn định, lương tháng trung bình của hai vợ chồng 2.500 000đ/tháng. Con cái đau ốm, ngoài tiền thuốc men chữa bệnh lại còn phải thuê nhà tháng 500.000đ.
Ước mong lớn nhất của chị Bình và gia đình bây giờ là cháu được phẫu thuật, điều trị để cháu có cuộc sống lành lặn như bao đứa trẻ khác.
Mọi sự giúp đỡ, xin quý vị liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ liên hệ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, HỖ TRỢ TRẺ EM.
Địa chỉ: Số 69/3 phố Vạn Bảo, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (04) 2. 734. 048, Fax (04) 2. 734. 048
Email: Cenforchil@cenforchil.org.vn; cenchico@fpt.vn
Website: http://www.cenforchil.org.vn
hoặc liên hệ trực tiếp Mẹ cháu là: Phạm Thị Cẩm Bình, công nhân của công ty Poy Yuen, số thẻ 432592, đơn vị Gia Công Đế C33F.
Điện thoại liên lạc: 0962 860 019.


Nguồn



READMORE...

Nỗi đau đớn của bé 4 tuổi bị nát chân vì tàu hỏa

Sau vụ tai nạn thảm khốc tàu hỏa năm 2006 khiến bé Danh khi đó mới 18 tháng tuổi đã mất chân trái, không còn cơ quan sinh dục và hậu môn. Sau 3 năm, cậu bé nhà nghèo này đã lớn lên cùng trăm thứ khốn khó của cơ thể khuyết tật.

Danh nằm yên để mẹ lau rửa đoạn ruột dẫn chất thải. Xót lắm nhưng bé chỉ xuýt xoa khe khẽ.

Năm 2006, bé Danh mới 18 tháng tuổi, thường ở nhà với mẹ vì bố là bác sĩ thú y, hễ ở đâu gọi là đi ngay. Một lần, chị Oanh mải chăm đàn heo sau nhà mà không để ý đến con. Chị lại bị nặng tai, không nghe thấy tiếng đoàn tàu đến (bây giờ chị phải nhìn miệng người đối diện để biết chính xác họ nói gì). Nhìn trước ngó sau không thấy cha mẹ đâu, Danh chập chững đi ra con đường vắt ngang đường ray mà chị Oanh thường đi tắt qua đó để mua vài thứ mắm muối, hành tỏi.

Đoàn tàu lao đến, thắng gấp nhưng không kịp. Bé Danh bị hất văng ra, bê bết máu, thân dưới chỉ còn chân phải. Hàng xóm đổ xô đi tìm chân trái, hi vọng có thể nối lại cho bé nhưng nó đã nát bấy dưới bánh tàu. Hay tin con bị nạn, chị Oanh ngất lịm. Anh Thi hộc tốc trở về, đến nơi thì vợ con đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Cam Ranh.

Bé nhanh chóng được chuyển sang bệnh viện Khánh Hoà, rồi bệnh viện Nhi Đồng 1. Do tổn thương quá nghiêm trọng, bệnh viện tiến hành phẫu thuật lấy da mông để đắp vào phần thân dưới bị tàu nghiến nát và dùng một đoạn ruột làm ống dẫn chất thải ra ngoài trên thành bụng. Khả năng làm cha sau này của Danh thì coi như tắt ngúm vì tinh hoàn không còn.

Khi vết mổ lành lặn, Danh bắt đầu bò quanh nhà, rồi dần dần vịn ghế đứng lên, nhảy lò cò như một chú kangaroo đáng yêu. Gần nhà không có bạn đồng trang lứa, ban ngày khi anh hai đi học mẫu giáo rồi, cậu bé chỉ quẩn quanh bên mẹ. Mẹ đi làm vườn trên miếng đất ông ngoại thuê gần nhà cũng đem Danh đi theo vì thường xuyên phải thay túi chất thải đeo bên bụng cho Danh. Có lần đang đi trên đường thì túi đầy. Không còn cách nào khác, chị Oanh đặt con nằm ngửa trên yên xe, hai chân kẹp giữ con rồi lấy đồ ra thay.

Mỗi lần lau rửa, Danh đau lắm nhưng cậu bé chỉ xuýt xoa khe khẽ. Nhìn những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể bé, chị Oanh quay đi để giấu những giọt nước mắt chực tuôn trào. Lòng người mẹ day dứt khôn nguôi. Tương lai tươi đẹp của con mình sụp đổ chỉ vì chút sơ sẩy.

Cậu bé Danh và ba người bạn cùng lớp

Chăm chú nhìn cô để nặn cho giống

Những lần theo cha đi đón anh hai ở lớp học mẫu giáo, cậu bé thích thú với lớp học đông vui, đồ chơi nhiều màu. Ở nhà hai anh em Danh chỉ có vài con siêu nhân bị gãy đầu, gãy chân thôi. (Vì thế, Danh thường hái đọt ổi, giả làm các chiến binh rồi cho giao đấu với nhau). Thế là, Danh một hai đòi đi học. Để các bé hòa đồng, cô giáo Lan phải dặn dò: “Các con à, bạn Danh bị xe lửa tông, các con thương bạn, cho bạn vịn vai nghe”. Danh thích hợp với các trò chơi tĩnh (ngồi thành vòng tròn rồi cử động tay). Còn các trò chơi động thì hạn chế tham gia, bởi khi vận động nhiều, chất thải trong túi vọt ra tung tóe. Nhưng điều đó không thể kìm hãm cậu bé vui đùa cùng các bạn.

Cô Lan thương Danh lắm. Và dường như bất cứ ai đã gặp là yêu mến ngay cậu bé có đôi mắt đen láy và nụ cười răng sún này. Tuy phải thường xuyên lau dọn, thậm chí mỗi lần thay túi cho Danh xong cô thường bị nôn vì mùi tanh của chất thải, nhưng cô biết: “Bây giờ mình cực lúc này thôi, còn cháu nó sẽ cực cả đời”.

Đó cũng là nỗi trăn trở của cha mẹ bé Danh và cô Đặng Thị Mỹ Dung hiệu trưởng trường mầm non Suối Tân. Cô Dung cho biết: “Chúng tôi đang liên hệ để cháu được học ở trường dành cho trẻ khuyết tật. Ở đó cháu sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển. Nhưng học phí ở đó quá cao so với thu nhập của anh Thi, chị Oanh”.

Anh Thi làm bác sĩ thú y, thu nhập không ổn định, một tháng nhiều nhất được một triệu đồng. Chị Oanh ở nhà vừa chăm con vừa nuôi heo, nuôi gà trên phần đất còn lại của ngôi nhà. Miếng đất ấy anh chị được ông nội bé Danh cho hồi mới cưới, hai vợ chồng dành dụm mãi mới cất được ngôi nhà. Nhà vừa xây xong thì bé Danh bị tai nạn. Từ đó, anh chị dốc sức chạy chữa cho con. Thương đôi trẻ sớm chịu nhiều tai ương, họ hàng nội ngoại đem cho mấy món đồ cũ như nồi cơm, đầu đĩa để cuộc sống gia đình bớt nhọc nhằn.

Dù khiếm khuyết, nhưng bé Danh luôn tỏ ra là cậu bé sớm tự lập

Nhìn con cười đùa, nhảy nhót, cha mẹ nào không vui mừng? Song khi nghĩ đến tương lai của Danh thì lòng anh chị quặn thắt. Rồi đây, khi Danh lớn lên, bé sẽ phải đối mặt với sự thiệt thòi nghiệt ngã của mình. Chị Oanh ao ước: “Giá mà nó có thể chuyển được hậu môn về vị trí bình thường để tiểu tiện dễ dàng. Bây giờ nó còn nhỏ chưa biết gì, nhưng lớn lên chắc sẽ buồn khổ lắm”.

Việc tái khám tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) sau 2 năm cũng đã dừng lại vì y học trong nước chưa thể phẫu thuật tái tạo các bộ phận cho Danh. Tuy nhiên, hễ nghe ở đâu có bác sĩ giỏi, bệnh viện tốt là tia hi vọng lại bùng lên trong lòng đôi vợ chồng. Nhịn ăn nhịn tiêu, cực khổ mấy anh chị cũng cắn răng chịu, chỉ mong tìm được hy vọng le lói cho con mình.

Sức người có hạn, hoàn cảnh của Danh cần lắm những bàn tay chung sức giúp đỡ cho tương lai của cháu bé.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Anh Nguyễn Hữu Thi, chị Nguyễn Thị Hồng Oanh

Thôn Vĩnh Phú, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 0936 159 388.


2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Theo READMORE...

Con ung thư xương nuôi mẹ xuất huyết não, bố tai biến...

Trong căn phòng khách nhỏ hẹp kiêm phòng ăn, kiêm cả phòng ngủ, chị Cao Thị Nguyệt và chồng mỗi người nằm một góc. Da vẫn xám đen, môi vẫn tái nhợt, chị Nguyệt xuất viện không phải vì hết bệnh mà vì hết tiền.
Chỗ nằm của chị Nguyệt bên cạnh đồ nghề nấu bánh canh, cả tháng nay chị chưa đụng tới.

Cả nhà có 4 người thì cả 4 đều đau yếu. Chồng chị, anh Phạm Thanh Sơn (50 tuổi) bị tai biến mạch máu não, nằm một chỗ đã 8 tháng nay. Hiện anh đã ngồi dậy được nhưng tay trái đơ ra như khúc gỗ, đi lại chậm chạp nên không thể làm việc gì. Cuộc sống gia đình trông chờ vào nồi bánh canh chị bán mỗi sáng và đồng lương công nhân may quai dép của người con trai mắc bệnh ung thư xương từ nhỏ.
Thế nhưng, số kiếp không buông tha người phụ nữ tảo tần, chứng viêm loét hành tá tràng hành hạ chị nhiều năm, lại thêm thận phải bị teo, gần đây nhất là xuất huyết não khiến chị Nguyệt quỵ hẳn. Những ngày vật vã đau đớn trong bệnh viện 115 vừa qua khiến đôi mắt chị chưa hết hoang mang, mặc dù thuốc giảm đau truyền liên tục 3 chai/ngày. Không theo nổi chi phí chữa trị, chị về nhà tiếp tục cầm cự bằng những nắm thuốc to để chống chọi với những cơn đau đầu.
Cha mẹ lần lượt đổ bệnh, em gái còn đang đi học, gánh gia đình dồn cả lên đôi vai mảnh khảnh của Phạm Thành Trung. Căn bệnh quái ác từ thuở ấu thơ khiến chân tay Trung nổi lên ba cục u lớn ở hai đầu gối và tay phải, khiến em cầm bút mà không viết được. Bạn bè vô tư đến vô tâm, đặt cho em biệt danh “thằng ba cục”. Việc học hành Trung đành bỏ dở ở năm lớp 10.
Sau đó, Trung may mắn được Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật tài trợ 2 ca mổ xương, thường gọi là “đục xương”. Chỗ xương đã “đục” trở nên yếu vì bị mỏng đi, đã vậy, những cục xương mới lại mọc lên ở nơi khác, giờ đã lớn bằng đầu ngón tay. Sau khi học được nghề ghép tranh gỗ ở trường Khuyết tật Hóc Môn, mặc dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng Trung không tìm được việc vì chỗ nào cũng chê cơ thể em yếu đuối quá.
Cuối cùng, Trung được một xưởng dép nhận vào làm, lương ăn theo sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung sẽ phải chạy đua với số tiền thuốc của cha mẹ cộng lại là 400 ngàn/ tuần, suất ăn trưa mỗi ngày 12 ngàn của em gái và mọi chi phí sinh hoạt khác. Cô em gái Phạm Thanh Xuân đã 18 tuổi mà thân thể gầy gò, nhỏ bé như học sinh cấp 2. Theo đuổi việc học đến lớp 11 là nỗ lực phi thường của cô bé Xuân suy dinh dưỡng, thường xuyên ngất xỉu này.
Khi chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyệt ở số 107A Nguyễn Thần Hiến, Q.4 thì Trung đi làm chưa về. Cô em gái lục lọi mãi vẫn không tìm được tấm hình nào mới của Trung: “Anh hai ít chụp hình lắm, mà chụp xong giấu đi đâu rồi”. Liệu sau này sẽ có những tấm hình chụp 4 người khỏe mạnh, trong đó, Phạm Thành Trung lành lặn như bao thanh niên khác, để em không phải giấu đi những tấm hình?

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Cao Thị Nguyệt (mẹ em Phạm Thành Trung): Số 107A Nguyễn Thần Hiến, Q.4, TPHCM.
ĐT: 08.66572952 - 39404006

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Nguồn READMORE...

Vì xả thân cứu bạn, em đã bị vĩnh viễn tàn phế

Từ một thanh niên hoạt bát, trong tích tắc em trở thành tàn phế. Ánh mắt nhìn xa xăm nặng trĩu tâm tư, em ngồi đó với thân hình không còn nguyên vẹn. Hai cánh tay và chân trái của em đã bị cắt bỏ hoàn toàn trong một lần xả thân cứu bạn.
Câu chuyện thương tâm xảy ra sáng 17/1/2009, khi Nguyễn Văn Tiến (17 tuổi) cùng người bạn trong xưởng nhôm kính đi lắp đặt cửa cho một khách hàng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Khi người bạn của Tiến khoan mũi đầu tiên thì bị luồng điện cao thế gần đó giật mạnh, hút vào. Thấy bạn bị điện giật, không chút ngần ngại Tiến lao vào cứu bạn. Người bạn thoát nạn thì luồng điện tử thần lại truyền sang người Tiến, giật mạnh và hút ngược em lên. Sau đó, Tiến bị rơi từ tầng 4 của căn nhà xuống mái bê tông tầng 3. Lúc này, toàn thân em bất động, Tiến chỉ thấy một mùi khét lẹt bốc lên mà không hề biết rằng mùi khét đó chính là mùi cháy trên cơ thể mình, rồi Tiến ngất xỉu ngay tại chỗ.


Khi nghe tin xấu báo về, bố mẹ Tiến vội vã thu gom tất cả số tiền trong nhà được chưa đầy 1 triệu đồng để xuống với em. Bố mẹ em phải chia nhau chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mỗi người vài trăm ngàn để thêm tiền xuống viện chăm con. Mẹ Tiến tâm sự: “Khi nghe bác sỹ thông báo Tiến sẽ phải cắt bỏ hai cánh tay và bên chân trái thì mới cứu được tính mạng. Chúng tôi không tin vào tai mình, vợ chồng tôi bủn rủn khắp người, đứng cũng không vững, con mình đang lành lặn, hoạt bát bỗng chốc thành tàn phế, mất hết cả chân tay… thật quá xót xa”.
Đến thăm Tiến tại Viện Bỏng quốc gia vào một buổi tối trời se lạnh, ấn tượng của chúng tôi về cậu thanh niên dũng cảm ấy là một chàng trai hiền lành với khuôn mặt thanh tú. Câu chuyện bị ngắt quãng nhiều lần do các vết thương chưa lành hẳn làm em đau nhức, nhưng cũng đủ để người nghe hiểu về em, một chàng trai tốt bụng, nghị lực và giầu lòng trắc ẩn. Mẹ Tiến xúc động kể: “Khi biết tin Tiến bị tai nạn, bạn bè và thầy cô giáo của em buồn lắm, cô chủ nhiệm gọi điện xuống hỏi thăm mà cứ nấc trên điện thoại. Cháu Tiến chơi với bạn bè luôn hết lòng, nên bị thế này ai cũng thương”.
Sau nhiều lần hội chẩn, các bác sỹ đã quyết định cắt bỏ 2 cánh tay và bên chân trái để cứu tính mạng em. Mắt rơm rớm, mẹ Tiến nghẹn ngào: “Cháu cứ khóc mãi sau khi tỉnh, đêm nằm cháu giật mình thon thót, nhiều lúc mồ hôi vã ra, cháu chưa hết bàng hoàng. Nhìn con đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần tôi đau lòng không biết nói sao. Tuổi cháu còn trẻ quá, nó còn cả cuộc đời, sau này vợ chồng tôi già yếu cháu biết trông cậy vào ai. Giá gánh được khiếp nạn này cho cháu tôi xin tình nguyện”.

Từ ngày bị nạn, mọi sinh hoạt của Tiến đều dựa vào người mẹ.


Những ngày đầu trong bệnh viện, đêm nào cả nhà 3 người cũng ôm nhau khóc. Tiến mất ngủ nhiều vì những đau đớn sau các lần phẫu thuật, hơn thế nữa là nỗi đau về tinh thần, em mặc cảm mình là người tàn phế.
Theo lời kể của cha mẹ em, cánh đây hơn 3 năm, khi đi chăn trâu, Tiến đã nhảy xuống sông cứu em Lê Văn Công người cùng xã. Lần đó cả hai đều suýt mất mạng vì Công chỉ kém Tiến có 2 tuổi nhưng lại to bằng Tiến. Bị Công ôm cổ chặt quá, Tiến không thở được và uống rất nhiều nước, may mắn sao cuối cùng Tiến cũng dìu em vào đến bờ, cả hai đều thoát chết. Từ đó gia đình em Công nhận Tiến là anh nuôi và vẫn đi lại như người trong nhà.
Sau đó vài tháng, Tiến cứu em Trần Bích Phương, người cùng làng. Tiến kể lại: “Hồi đó là mùa hè, trên đường đi học về em Phương xuống sông tắm không may bị sa chân, em chăn trâu gần đó nghe tiếng kêu chạy lại và nhảy xuống vớt em ấy”.
“Mong muốn lớn nhất của em là được đi làm, để có điều kiện giúp đỡ cha mẹ. Mẹ em quanh năm lam lũ nên người cứ gầy mòn dần, nhìn mẹ cực nhọc quá em muốn mình học nghề thật giỏi để sau này có điều kiện chăm sóc mẹ. Nhưng, bây giờ ngay cả bản thân mình em cũng không lo nổi, làm sao dám mong chăm sóc được ba mẹ nữa”, Tiến nhìn xa xăm với ánh mắt nặng trĩu tâm tư, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt trắng xanh.
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm khoa hồi phục chức năng Viện Bỏng quốc gia thì phần cẳng chân cụt của Tiến chưa co duỗi lại được do bị tổn thương sâu về khớp, gân và các vùng cơ quanh đó. Em phải tập luyện ít nhất 6, 7 tuần mới co duỗi được. Sau thời gian điều trị khoảng 2 tháng nữa, nếu các vết thương lành thì gia đình có thể lắp chân giả. Số tiền để lắp chân, tay giả là trên 40 triệu, một con số quá lớn với gia đình nghèo như gia đình Tiến.
Bác sỹ Hùng nói thêm: “Tuy đã nhiều năm công tác trong bệnh viện, những trường hợp bị nặng chúng tôi đã gặp nhiều, nhưng bệnh nhân mất cả hai cánh tay, và chân thế này thì dù có được lắp chân tay giả cũng rất khó đi lại được vì cơ thể mất thăng bằng”.
Khi được hỏi ước mơ lớn nhất của em bây giờ là gì, Tiến dè dặt nói: “Trước đây, em muốn được đi làm để giúp đỡ bố mẹ, nhưng giờ thì… em lại là gánh nặng cho cả gia đình. Em mong có điều kiện được lắp chân, tay giả để có thể tự đi lại phục vụ các sinh hoạt thường ngày của bản thân”.

Mọi sự chia sẻ, giúp đỡ xin gửi về:
1. Ông Nguyễn Đức Ngọc (Bố Tiến) - : 01666872874
khoa Hồi phục chức năng, tầng 2, nhà N2, Viện Bỏng quốc gia, Hà Nội.

Hoặc anh Nguyễn Thế Cường (anh trai em Tiến)
Thôn 7, xã Đại Nghĩa, Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, ĐT: 0210.62266.932

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
Switch Code : ICBVVNVX106 639
Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 24 Trương Quốc Dung, P8, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08.6.294.3896
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Nguồn READMORE...

Hai phụ nữ bệnh nặng cần giúp đỡ

PN - * Chị Phạm Thị Mai Linh, 27 tuổi, ngụ thôn Phong Hậu, xã An Định, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bị ung thư vú, đã được mổ tại BV Đà Nẵng; chuyển vào BV Ung Bướu TP.HCM tiếp tục điều trị trong tình trạng di căn xương. Hai vợ chồng chị làm mướn, có hai con nhỏ (ba, bốn tuổi), sống cùng gia đình bên chồng. Để hai con cho ông bà nuôi, chị Linh khăn gói vào TP.HCM chữa bệnh. Chồng chị phải ở quê, đi làm dành dụm chút ít tiền gửi vào cho vợ.


* Bốn năm trước, sau khi lập gia đình, chị Vương Thị Loan, 30 tuổi, ngụ tại tổ 81, thôn Tân Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện bị bệnh tim. Sau khi sinh con, bệnh chị biến chứng nặng: nhồi máu não, hẹp van hai lá, tăng áp động mạch phổi, động kinh. Hiện chị ăn uống qua đường ống, đi lại rất khó khăn. Chồng chị trước làm công nhân, nay phải nghỉ việc để chăm sóc vợ, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Không có điều kiện để nhập viện chữa trị, gia đình đành để chị ở nhà uống thuốc cầm chừng.


Hai bà mẹ trẻ bệnh nặng, không có điều kiện chữa trị, rất mong nhận được sự quan tâm của bạn đọc gần xa. Mọi giúp đỡ xin gửi đến Báo Phụ Nữ, số 311 Điện Biên Phủ, P.4 Q. 3; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: Báo Phụ Nữ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - chi nhánh TP.HCM. Chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay giúp các chị chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!
Công Thành
http://www.phunuonline.com.vn/2009/Pages/hai-phu-nu-benh-nang-can-giup-do-6.aspx READMORE...

32 năm sống ở lề đường

TT - Bị bại liệt từ nhỏ, năm 10 tuổi gia đình lại gặp biến cố, bà Trần Thị Bích Nga từ Nga Sơn (Thanh Hóa) liều lĩnh theo hàng xóm nhảy tàu vô TP.HCM. Những ngày chập chững ở “miền đất hứa” này bà phải làm đủ thứ việc lặt vặt ở bến xe miền Đông từ bưng bê tới bán vé số, nơi ở của bà là những góc khuất ở bến xe.

Sau khi lang thang nhiều nơi, hiện nay bà Nga sinh sống bằng nghề bán kẹo và thuốc lá dạo tại công viên 30-4 (Q.1, TP.HCM)

Rồi bà cũng được người ta mướn về phụ việc nhà nhưng không cho bà ở trong nhà. Cuộc đời lần lữa trôi, đến nay đã 32 năm trôi qua nhưng cuộc sống của bà vẫn phải dựa vào đường phố, lề đường. Hiện giờ ban ngày bà bán kẹo dạo... Đến khi màn đêm buông xuống, nơi bà tìm về vẫn là một góc khuất nào đó của đường phố để tìm chút bình yên cho cuộc đời.
Khi nói đến những mong ước cần thực hiện trong đời của mình, bà Nga luôn ao ước về một bữa cơm gia đình đúng nghĩa vì từ 10 tuổi đến nay bà chưa được hưởng không khí đó. Bà cũng mong ước được tắm trong nhà chứ không phải đi tắm thuê như mấy chục năm qua.

Mọi sinh hoạt của bà đều diễn ra trên đường phố

Bà ngủ gật bên hông Bưu điện TP.HCM. Nơi bà trú ngụ là một hẻm nhỏ bán cà phê, xe ra vào tấp nập nên bà phải ra đây chờ đến khi vắng xe mới về ngủ

Con hẻm này hiện là nơi bà Nga trú qua đêm. Bà thích ở đây vì con hẻm này an ninh. Đêm đến khi thân xác rã rời, là lúc bà phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi buồn bã của số phận và cả những rủi ro của cuộc sống đường phố.

“Mình còn sức mình phải làm mà ăn, ai đời lại đi ăn xin” - người đàn bà tật nguyền này đã nói như thế khi nói về đời mình


Trung bình một ngày, để bán được hơn 100.000 đồng tiền hàng bà Nga phải lăn xe không dưới 20km. Cánh tay phải bị bại liệt yếu ớt này đã nhiều lần bị những kẻ bất lương hất tung để giật hộp bánh kẹo

Tác giả Thuận Thắng trò chuyện với bà Nga - Ảnh: Gia Tiến
Báo Tuổi Trẻ - Chủ Nhật, 20/12/2009 READMORE...

Cô học trò nghèo Võ Thị Mỹ Duyên,

(Viet4phuong) - Tôi như thắt lòng khi đứng nhìn thân hình tiều tụy của em. Cô học trò nghèo Võ Thị Mỹ Duyên, (lớp 9B Trường THCS An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành, An Giang) ngày nào hồn nhiên, vui đùa bên bạn bè, nay phải đối mặt với căn bệnh nan y khó bề qua khỏi!

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng mà tai họa từ đâu bỗng dưng đổ ập xuống gia đình cô Trần Kim Tài (sinh năm 1950, ngụ số nhà 1557 ấp Bình An 2, xã An Hòa, Châu Thành). Người chồng vừa vĩnh viễn ra đi cách nay hơn 1 tháng sau gần 20 năm trời điều trị bệnh, bây giờ cô lại lần nữa sắp lìa xa đứa con gái thân yêu của mình.
Cô nghẹn ngào kể lại trong nước mắt: “Mấy chục năm trời ổng bịnh nên bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào khoản thuốc men rồi. Chữa chạy cùng nơi, khắp xứ. Vậy mà cũng không qua khỏi. Bữa nay là ngày ổng mất. Con Duyên nó cũng phát bịnh từ lúc đó”.
Người nhà của Duyên cho hay: Ban đầu thấy hai bên cạnh hàm Duyên nổi hạch nhiều nên chở đi nhà thương siêu âm, rồi mua thuốc uống nhưng không bớt. Phần vì không tiền, phần lu bu vì ông nhà đang hấp hối nên cũng không để ý tới. Mãi cho tới khi ông mất, tôi mới thấy sao tự nhiên con gái bị trướng bụng. Tức tốc chở đi Long Xuyên siêu âm, chụp hình mới biết là nó bệnh nặng quá rồi… Theo kết quả siêu âm, chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán Mỹ Duyên: Có nhiều hạch cổ to, t/d K hạch; gan to, cấu trúc hơi khô; lách to, cấu trúc không đồng nhất; khối u vùng thượng vị; t/d lymphoma.
Nhìn em nằm trên chiếc giường cũ kỹ với tấm thân tiều tụy chỉ còn da bọc xương mới thật xót xa. Mỗi ngày húp vài muỗng cháo từ gần 1 tháng nay nên sức lực em giờ như cạn kiệt. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ mẹ phụ giúp. Thương cảnh gia đình cô Tài đang lâm cảnh khốn khó, trước đây lúc chồng cô còn sống, hằng ngày gia đình có được vài chục ngàn từ tiền sửa- rửa- bơm xe. Bây giờ chỉ một mình cô, vừa săn sóc con, vừa coi chừng nồi thuốc sắc. Cứ chạy ra, chạy vô quay quắt suốt ngày. Nhờ đứa con trai đi làm công nhân xưởng đóng tàu nên có tiền đong gạo, bữa cơm bữa cháo qua ngày.
Thương con nên cô đành bấm bụng chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền để chữa chạy. Nhưng bà con cũng đâu dư dả gì nhiều mà giúp hoài, nên sức khỏe Duyên ngày một sa sút thêm. Không đành lòng sống trong tuyệt vọng, cô lại ngược xuôi tìm thầy hốt thuốc bắc, thuốc nam. Nghe ai mách ở đâu cũng tới, mong sao cho con qua khỏi. “Thầy hốt thuốc kêu mỗi thang sắc uống 1 ngày nhưng tui ráng nấu thành 2 ngày cho ít tốn, chứ làm sao có tiền để chữa chạy bây giờ”, cô Tài thiểu não.
Ngày bệnh bộc phát cũng là lúc Duyên thôi đến lớp. Cô Tài kể, mấy ngày đầu còn khỏe Duyên đều mang sách vở ra coi. “Càng ngày bệnh càng trầm trọng, tay cầm muỗng rớt lên rớt xuống nhưng cứ đòi trị cho hết để đi học”. Hôm chúng tôi tới thăm, Duyên nằm trên giường không ngẩng đầu lên nỗi, thân hình ốm trơ xương nhưng cứ nhất quyết “mai mốt hết bệnh con đi học lại. Bài nào thiếu con sẽ mượn bài của bạn chép lại”. Nghe mà xót xa lòng!
Thương hoàn cảnh ba mẹ con nghèo, cút côi và đơn chiếc, hàng xóm cũng hay giúp đỡ. Nhà trường quyên góp trong tập thể giáo viên để hỗ trợ cho em gần 3 triệu đồng mua thuốc men nhưng đến nay cũng đã hết sạch mà bệnh tình của em cứ ngày một trầm trọng.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH

Nguồn READMORE...